Số lượng mẫu thực tế được tính theo bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của quý Công ty. Đối với các tỉnh thành khác xin vui lòng liên hệ để tư vấn và báo giá.
- Thông tin sản phẩm
- Bình luận
HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN
Khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có đầy đủ các hồ sơ môi trường theo đúng Luật bảo vệ môi trường.
1/ Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường
a/ Bản Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc ĐTM: Trước khi công ty sản xuất cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường (trước đây gọi là Cam kết bảo vệ môi trường) hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường (gọi tắt là ĐTM).
Điều 11 tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP, quy định hình thức, mức xử phạt đối với việc vi phạm các quy định về kế hoạch thực hiện bảo vệ môi trường:
- Đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đến 100.000.000 đồng
- Đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định sẽ phạt tiền từ 300.000.000 đến 400.000.000 đồng.
b/ Hoàn thành công trình bảo vệ môi trường: Sau khi đi vào hoạt động sản xuất dự án (từng lập ĐTM) tiến hành lập xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường chỉ lập 1 lần và áp dụng trong suốt quá trình hoạt động sản xuất của công ty. Công ty chỉ phải lập lại nếu có sự thay đổi về quy mô, công suất, địa điểm sản xuất.
Điều 9 tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP, Vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Đối với các hành vi không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định thì phạt tiền từ 280.000.000 đến 320.000.000 đồng.
2/ Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại: liệt kê danh mục chất thải phát sinh thực tế tại công ty và chỉ lập 1 lần trong suốt quá trình hoạt động sản xuất của công ty.
3/ Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ :
- Đối với công ty thực hiện hồ sơ ban đầu là ĐTM thì cần đo đạc 4 lần/năm và lập báo cáo giám sát 1 lần vào cuối năm.
- Đối với các Công ty thực hiện hồ sơ ban đầu là kế hoạch bảo vệ môi trường thì cần đo đạc và lập báo cáo giám sát 2 lần/năm và lập báo cáo giám sát 1 lần vào cuối năm.
4/ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:
Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là quá trình phân tích, đánh giá, ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước (ở đây chính là nguồn tiếp nhận). Từ đó, đề ra các phương pháp quản lý, giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải đạt quy chuẩn của bộ Tài nguyên Môi trường.
Các cơ sở ở Việt Nam có hoạt động liên quan đến việc xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng 10 m3/ngày đêm.
Điều 13, điều 14 tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP, quy định hình thức, mức xử phạt đối với việc vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường, nguy hại vào môi trường:
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng tuỳ vào từng trường hợp vi phạm xả thải.
5/ Bảng báo giá đo đạc và lập báo cáo giám sát môi trường: tư vấn hồ sơ môi trường
Thời gian lưu giữ kết quả quan trắc môi trường lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách có nhu cầu và cần tư vấn, thực hiện quan trắc môi trường lao động. Vui lòng liên hệ phòng tư vấn đơn vị CÔNG TY MÔI TRƯỜNG PHÚ TIẾN:
Công ty Môi trường Phú Tiến
Website: http://dichvumoitruongbinhduong.com Email: mtphutien@gmail.com
Hotline: 0348 49 51 52