10.797222346,106.677222250

Xử Lý Nước Thải An Nhơn - Bình Định

Hotline: 02743 555253
Xử Lý Nước Thải An Nhơn - Bình Định
07/11/2021 - 11:11:25 PM | 7015

CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ HỆ THỐNG  XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP

Môi Trường Phú Tiến Xử Lý Nước Thải : 

An Nhơn - Bình Định

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. 

Nước thải thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sinh vật, sức khỏe con người khi tiếp xúc với chúng. Khi bị cơ quan quản lý kiểm tra (công an, thanh tra…)sẽ bị phạt tiền, yêu cầu khắc phục, cấm cơ sở đó hoạt động cho đến khi được phép sau khi công trình khắc phục được hoàn thiện và nước thải đạt theo yêu cầu.

Căn cứ pháp lý về việc xử lý nước thải tại Việt Nam

– Khoản 19 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.

– Điều 37 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.

tag: bảng bao giá đo đạc quan trắc môi trường

Phú Tiến cung cấp tư vấn làm hồ sơ môi trường, đo đạc, quan trắc môi trường, thi công thiết kế hệ thống xử lý nước, rác thải,... cho các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận.

Tư vấn miễn phí về xây dựng hệ thống xử lý nước thải vui lòng liên hệ: 0348 495 152

Hệ thống xử lý nước thải phòng khám, bệnh viện tối ưu, nước thải công nghiệp. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn: ISO 9001:2015; ISO 13485:2016; ISO 14001: 2015; TCVN 6791: 2001; CE 93/42/EEC hoặc tương đương.

Dịch vụ tư vấn lắp đặt thi công hệ thống xử lý nước thải cho các doanh nghiệp, với những giải pháp đạt chuẩn chất lượng, tư vấn nhiệt tình, tiết kiệm chi phí lắp đặt, giữ an toàn vệ sinh môi trường khu vực. Với hàng trăm công trình hoàn tất đã góp phần hoạt động cho các doanh nghiệp lên quan. Hỗ trợ bảo hành tròn đời hệ thống với dịch vụ bảo hành 24/24.

Xử lý các sự cố hệ thống nhanh chóng, khắc phục nhanh lẹ, miễn phí. Làm việc chuyên nghiệp, tận tâm với chi phí hỗ trợ cũng phát triển. Dịch vụ tư vấn Cam kết chuẩn giấy phép, hệ thống xử lý vận hành tốt, bền bỉ, ...

Liên hệ tư vấn và lắp đặt hệ thống với chúng tôi, Gọi ngay: 0348 495 152

 

================  Thông tin tham khảo =====================

Quy định về công tác thu gom, xử lý nước thải theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như sau:

 Các khu công nghiệp phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm đủ công suất xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh của các cơ sở trong khu công nghiệp và phải được xây dựng, vận hành trước khi các cơ sở trong khu công nghiệp đi vào hoạt động. Các khu công nghiệp gần nhau có thể kết hợp sử dụng chung hệ thống xử lý nước thải tập trung.

– Các khu đô thị, khu dân cư tập trung, tòa nhà cao tầng, tổ hợp công trình dịch vụ, thương mại phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo quy hoạch và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.

– Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo các hình thức sau:

+ Tự xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của cơ sở đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường;

+ Bảo đảm yêu cầu nước thải đầu vào trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp hoặc làng nghề theo quy định của chủ sở hữu hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp hoặc làng nghề;

+ Chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý bên ngoài cơ sở phát sinh theo quy định: Đối với nước thải nguy hại thì được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định này; đối với nước thải không nguy hại thì chỉ được phép chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.

– Nước thải phát sinh từ các cơ sở thứ cấp trong khu công nghiệp phải được xử lý sơ bộ theo điều kiện trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của khu công nghiệp trước khi đấu nối với hệ thống thu gom để tiếp tục xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận; trừ trường hợp cơ sở đã được miễn trừ đấu nối theo quy định.

Điều kiện đấu nối nước thải nêu trong văn bản thỏa thuận giữa chủ cơ sở và chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phải bảo đảm không vượt quá điều kiện tiếp nhận nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt của khu công nghiệp.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, việc tiếp nhận dự án đầu tư mới vào khu công nghiệp phải phù hợp với khả năng tiếp nhận, xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung; các dự án đầu tư thứ cấp mới trong các khu công nghiệp phải đấu nối vào hệ thống xử lý tập trung của khu công nghiệp.

– Nước làm mát được quản lý như sau:

+ Nước làm mát (bao gồm cả nước làm mát có sử dụng chlorine hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật) phải được tách biệt riêng với chất thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; có hệ thống thu gom riêng;

+ Phải thực hiện các biện pháp giải nhiệt bảo đảm nhiệt độ nước làm mát không vượt quá quy định giới hạn về nhiệt độ như đối với nước thải công nghiệp trước khi xả ra môi trường;

+ Việc xả nước làm mát ra môi trường thông qua cửa xả tách biệt với cửa xả nước thải. Trường hợp do yêu cầu kỹ thuật, nước thải và nước làm mát được xả chung tại một cửa xả ra môi trường, chủ cơ sở phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục một số thông số ô nhiễm đặc trưng đối với dòng nước thải đó trước khi nhập chung với nước làm mát. Các cơ sở đã hoạt động và xây dựng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì phải hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.

– Dự án thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, hệ thống xử lý nước thải (không bao gồm các cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung) phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường quy định tại Điều 101, Điều 108 và Điều 109 Luật bảo vệ môi trường. Công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của hệ thống xử lý nước thải phải được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Chủ dự án căn cứ vào đặc điểm, tải lượng của dòng thải có thể lựa chọn giải pháp kỹ thuật sau:

+ Trường hợp khối lượng nước thải theo thiết kế từ 50 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố nước thải là các bể, thiết bị, dụng cụ hoặc phương tiện (gọi chung là bể sự cố) có khả năng lưu chứa nước thải tối thiểu là 01 ngày hoặc bể sự cố có khả năng quay vòng xử lý lại nước thải, bảo đảm không xả nước thải ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố của hệ thống xử lý nước thải;

+ Trường hợp khối lượng nước thải theo thiết kế từ 500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ) phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố nước thải là hồ sự cố có khả năng lưu chứa nước thải tối thiểu là 02 ngày hoặc hồ sự cố có khả năng quay vòng xử lý lại nước thải, bảo đảm không xả nước thải ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố của hệ thống xử lý nước thải;

+ Trường hợp khối lượng nước thải theo thiết kế từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố nước thải là hồ sự cố kết hợp hồ sinh học có khả năng lưu chứa nước thải tối thiểu là 03 ngày hoặc hồ sự cố kết hợp hồ sinh học có khả năng quay vòng xử lý lại nước thải, bảo đảm không xả nước thải ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố của hệ thống xử lý nước thải.

– Khu công nghiệp và cơ sở đang hoạt động thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, hệ thống xử lý nước thải (không bao gồm các cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung) nếu không có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo quy định tại khoản 6 Điều này thì phải có kế hoạch xây lắp, gửi cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; sau khi hoàn thành, phải lập hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Bài viết tham khảo:

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI HUYỆN A LƯỚI - THỪA THIÊN HUẾ

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI GIỒNG TRÔM - BẾN TRE

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI ĐỒNG XOÀI - BÌNH PHƯỚC

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI ĐỨC HUỆ - LONG AN

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI HUYỆN CHỢ GẠO - TIỀN GIANG

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI SẦM SƠN - THANH HÓA

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI SƠN TÂY - HÀ NỘI

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI SÔNG HINH - PHÚ YÊN

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI QUẬN 7 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH - KHÁNH HÒA

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI HÀ TIÊN - KIÊN GIANG

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI HẢI DƯƠNG

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI HÒA BÌNH - BẠC LIÊU

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LỤC NAM - BẮC GIANG

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NGA SƠN - THANH HÓA

 

Các câu hỏi thường gặp về xử lý nước thải:

Câu hỏi 1: Những phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hay được sử dụng?

Trả lời: Có khá nhiều phương pháp xử lý nước thải khác nhau. Trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt người ta không chỉ sử dụng một phương pháp mà phải kết hợp các phương pháp với nhau:

– Xử lý cơ học (chắn rác, lọc, bể lắng..): Nhược điểm: hay bị tắc và không xử lý được các thành phần tan trong nước như Nito, Amoni…

– Xử lý sinh học gồm xử lý kị khí; xử lý bằng bùn hoạt tính hoặc kết hợp cả hai. Người ta cũng dùng các chế phẩm sinh học để chuyên xử lý các loại chất thải rắn, bồn cầu. Một số loài thủy sinh hoặc cây trồng cũng có thể hấp thu các thành phần độc hại có trong nước thải

– Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa học: thường dùng một số hóa chất có tính oxy hóa để phân hủy các chất ô nhiễm (chủ yếu là chất hữu cơ) thành CO2 và nước.. Dùng phương pháp kết tủa các kim loại nặng trong nước; keo tụ- tạo bông- tuyển nổi..

– Xử lý bằng phương pháp màng lọc RO… Thường là bước xử lý sau cùng để tăng chất lượng nước lên thành sạch tuyệt đối.

 

Câu hỏi 2: Hiện tại mình đang nghiên cứu về thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Mình thấy hiện nay các nhà tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải theo kiểu khép kín. Vd: Hệ thống xử lý nước thải bằng 02 bồn nhựa Composite đặt nằm ngang, trôn chìm. Mình không hiểu đó là công nghệ gì? Mong các bạn giúp mình.

Trả lời: Thiết bị dạng đó là một dạng hệ thống chế tạo hợp khối. Tức là đã được lắp đặt sẵn dưới dạng Module. Trong thiết bị này công nghệ sử dụng là AAO, có thể bổ sung thêm các giá thể sinh học làm môi trường bám dính cho vi sinh vật nếu cần. Chất lượng nước đầu ra theo một số công trình luôn đạt chỉ tiêu tốt.

 

Câu hỏi 3: Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của khu dân cư được hoạt động như thế nào?

Trả lời: Theo lý thuyết, nước thải sinh hoạt sau khi được thu gom vào hệ thống cống của thành phố, sẽ được dẫn về trạm xử lý nước thải. Tại đây, nước thải sẽ được đưa vào ngăn tiếp nhận. Từ đó đi qua khối công trình xử lý cơ học, xử lý sinh học và khử trùng rồi đổ ra sông, hồ.

+ Khối công trình xử lý cơ học: song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng đợt I, bể lắng đợt II…

+ Khối công trình xử lý sinh học thường là bể Biophin hoặc bể Aeroten.

+ Khử trùng là đưa các chất có khả năng oxy hóa mạnh như: Clo, KMnO4… vào nước thải. Mục đích nhằm tiêu diệt vi sinh vật trong nước.

Sau khi nước thải được xử lý đạt các tiêu chuẩn sẽ được xả ra môi trường tự nhiên (sông, hồ) hoặc tiếp tục xử lý để trở thành nước sinh hoạt. Các tạp chất thu được như rác, cát, bùn sẽ được đưa đi xử lý tiếp.

 

Câu hỏi 4: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của công ty chúng tôi đang vận hành. Tại bể lắng xuất hiện nhiều bông bùn nổi lên đi theo dòng nước thải ra ngoài. Cho hỏi có cách nào khắc phục không?

Trả lời:  Hệ vi sinh vật sẽ phát triển ổn định trong bể Aeroten. Sau đó được đưa qua bể lắng để lắng xuống đáy nhằm tuần hoàn lại để duy trì sinh khối. Trong nhiều công trình do tính toán sai về tuổi bùn, lượng bùn tuần hoàn & phương pháp thu bùn dẫn đến lượng bùn được giữ trong bể lắng quá lâu và phân hủy thiếu khí & kỵ khí sinh ra các bọt khí nhỏ, kéo bông bùn nổi lên trên.

Cách giải quyết là thay đổi phương pháp và cách thức thu bùn, tăng số lần thu bùn. Để giảm tuổi của bùn, xả bùn định kỳ theo hướng dẫn của đơn vị thiết kế thi công. Bổ sung thêm gạt bọt nổi và vách chắn bọt tránh lượng bọt nổi đi theo dòng nước thải ra ngoài.

 

Câu hỏi 5. Xử lý nước thải sinh hoạt công suất nhỏ từ 20m3 trở xuống dùng công nghệ gì?

Trả lời: Những hệ thống xử lý nước thải công suất bé thường sử dụng phương pháp xử lý SBR tức là bể Sinh học Hiếu khí bùn hoạt tính hoạt động theo mẻ. Hệ thống này sẽ đơn giản trong thiết kế và vận hành, cũng như không có các sự cố ngoài ý muốn.

 

Câu hỏi 6. Có những giải pháp tại chỗ nào xử lý nước thải sinh hoạt ?

Trả lời: Để giải đáp cho thắc mắc này bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết : “Những giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt linh động cho mục đích tại chỗ “.

 

Câu hỏi 7. Xử lý nước thải sinh hoạt là gì ? Tại sao chúng ta phải xử lý nước thải sinh hoạt ?

Trả lời: Nước thải sinh hoạt là loại nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giải trí, cơ quan công sở,… Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý gây ô nhiễm mỗi trường sống nghiêm trọng.

Lý do : Nước thải sinh hoạt thường được thải ra sông, suối, ao, hồ,… dẫn đến việc gây ô nhiễm nguồn nước. Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.

Đặc điểm chung trong thành phần nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:

Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh

Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt

Lượng nước thải sinh hoạt dân cư phụ thuộc vào dân số và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Nước thải sinh hoạt chữa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học

 

Câu hỏi 8. Các thiết bị xử lý nước thải thường dùng nhất?

Trả lời: Tùy từng nhu cầu mục đích và công trình xủ lý nước thải, tùy vào địa hình và tính chất mà chúng ta sẽ xử dụng các thiết bị xử lý khác nhau. Thiết bị xử lý nước thải không cố định, có thể linh hoạt lựa chọn. Tìm hiểu thêm một số thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt FRP

 

Câu hỏi 9. Những phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hay được sử dụng ?

Trả lời: Có khá nhiều phương pháp xử lý nước thải khác nhau như sử dụng các phương pháp :

Phương pháp xử lý lý học

Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý

Phương pháp xử lý sinh học

Nhưng trong khuôn khổ bài viết này không làm rõ được hết những phương phá chính trong xử lý nước thải sinh hoạt. 

 

Câu hỏi 10. Các nguồn phát sinh nước thải?

Trả lời:  Chủ yếu có hai 02 nguồn nước thải: 1) nước thải sinh hoạt và 2) các nguồn nước thải khác. Nước thải sinh hoạt bao gồm tất cả nước thải do cộng đồng dân cư, nhà vệ sinh công cộng, khách sạn, sân golf, nhà hàng, trường học, bệnh viện… Nước thải khác được tạo ra từ các nguồn như sản xuất công nghiệp, nước mưa, dòng chảy bề mặt….

 

Câu hỏi 11. Thành phần nước thải thường bao gồm những gì?

Trả lời: Thành phần của nước thải rất đa dạng và phụ thuộc nguồn xả. Nước thải sinh hoạt thường bao gồm các vi sinh vật gây bệnh, các chất hữu cơ phân hủy sinh học, các chất dinh dưỡng (như nitơ và phốt pho), chất rắn lơ lửng và có thể chứa các hợp chất độc hại có thể gây ung thư.

Trong khi đó, nước thải công nghiệp có tính chất phức tạp hơn. Chúng thường có nồng độ hữu cơ cao hơn (ví dụ: BOD, COD, TOC,…), kim loại nặng và chất rắn lơ lửng…

 

Câu hỏi 12. Hệ thống xử lý nước thải giúp con người những gì?

Trả lời: 

icon Bảo vệ sức khỏe con người khỏi mầm bệnh và hóa chất gây hại.

icon Bảo vệ môi trường khi các thông số (BOD, COD, N, P, kim loại nặng,…) luôn trong giới hạn quy định.

icon Giúp doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất đáp ứng được các tiêu chí về pháp luật trong suốt quá trình vận hành.

 

Câu hỏi 13. Xử lý nước thải sinh học là gì?

Trả lời: 

Xử lý nước thải sinh học là một trong những phương pháp nổi bật để xử lý nước thải. Nhiệm vụ của hệ thống này là loại bỏ nhu cầu oxy sinh học hòa tan, BOD và ổn định các chất hữu cơ có trong nước.

Bằng cách sử dụng nhiều loại vi sinh vật, chúng có khả năng oxy hóa các chất hữu cơ hòa tan thành các thành phần khoáng chất của CO2 và H2O, đồng thời bổ sung sinh khối.

Phương pháp này thường được sử dụng để xử lý chất hữu cơ nồng độ cao như nước thải sinh hoạt, nước thải nhà ăn, nhà hàng,…

 

Câu hỏi 14. Nhu cầu oxy sinh học (BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD) là gì?

Trả lời: 

icon BOD: nhu cầu oxy sinh học (BOD) – lượng oxy cần thiết cho các vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ, ở nhiệt độ nhất định trong một khoảng thời gian.

icon COD: nhu cầu oxy hóa học (COD) – lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ hòa tan trong nước bằng cách sử dụng một tác nhân oxy hóa mạnh.

 

Câu hỏi 15. Tại sao giá trị COD lớn hơn giá trị BOD?

Trả lời:  Giá trị COD luôn lớn hơn giá trị BOD vì COD là nhu cầu để oxy hóa chất phân hủy sinh học và không phân hủy sinh học. Trong khi BOD chỉ đòi hỏi các chất phân hủy sinh học.

 

Câu hỏi 16. Nitrat hóa và khử nitrat là gì?

Trả lời: 

icon Nitrat hóa: là quá trình sinh học trong đó, amoni (NH 4+) được chuyển đổi thành nitrite (NO 2-), sau đó thành nitrate (NO 3-).

icon Khử nitrat hóa: quá trình sinh học mà amoniac (NO3-) được chuyển đổi thành nitơ (N2 và các sản phẩm dạng khí khác).

 

Câu hỏi 17. Nước thải sẽ đi đâu?

Trả lời: 

Tất cả nước thải được tập trung thông qua hệ thống thu gom. Từ đó, chúng được chuyển đến các hệ thống xử lý và xả ra môi trường.

Trong một vài trường hợp, nếu nước thải được trải qua chu trình xử lý cao cấp, chúng có thể tái sử dụng trở lại cho nhu cầu.

 

Câu hỏi 18. Sự khác biệt giữa tăng trưởng lơ lửng và dính bám là gì?

Trả lời: Trong quá trình tăng trưởng lơ lửng, vi sinh vật được duy trì ở trạng thái lơ lửng trong chất lỏng. Trong khi đó, quá trình tăng trưởng dính bám – màng sinh học hình thành trên các vật liệu bám dính để đồng hóa và oxy hóa chất ô nhiễm trong nước thải.

 

Câu hỏi 19. Những lợi thế của MBR so với các quá trình bùn hoạt tính thông thường là gì?

Trả lời: Là một công nghệ xử lý nước thải, MBR được coi là một công nghệ vượt trội so với các quy trình bùn hoạt tính thông thường. Trong đó, màng MBR thay thế bể lắng thứ cấp để tách nước thải ra khỏi bùn hoạt tính.

Những ưu điểm chính của công nghệ MBR là: 1) bể sục khí nhỏ hơn; 2) sản xuất bùn thải thấp hơn và 3) chất lượng nước thải tốt hơn.

 

Câu hỏi 20. Làm thế nào để xác định màng có bị tắc hay không?

Trả lời: Diễn biến thay đổi của màng được đánh giá thông qua việc giảm áp suất theo dõi trên màng, được gọi là áp suất xuyên màng (TMP) và tốc độ phục hồi. Giá trị TMP cao và tốc độ phục hồi thấp cho thấy màng bị tắc nghẽn và cần được làm sạch.

 

Câu hỏi 21. Lọc thô ban đầu là gì?

Trả lời: Lọc thô là quá trình loại bỏ các thành phần nước thải như mảng vụn, đất, đá và dầu mỡ có thể gây ra vấn đề bảo trì trong quá trình vận hành hệ thống xử lý và hệ thống phụ trợ.

 

Câu hỏi 22. Mục đích của sục khí trong hệ thống MBR là gì?

Trả lời: Có hai (2) lý do chính để sục khí:

1) Cung cấp oxy hòa tan (DO) để duy trì quần thể vi sinh vật khả thi để xử lý sinh học.

2) Để giữ MLSS ở trạng thái treo.

 

Câu hỏi 23. Quá trình anoxic là gì?

Trả lời: Quá trình mà nitrat (NO3-) được chuyển đổi sinh học thành khí nitơ trong trường hợp không có oxy (nghĩa là khử nitrat).

 

Câu hỏi 24. Làm thế nào để biết nguồn nước mình uống an toàn?

Trả lời: Giấy chứng nhận của nhà nước dành cho các sản phẩm nước uống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là minh chứng chính xác nhất để xác định liệu nguồn nước mình uống có an toàn hay không.

 

Câu hỏi 25. Những chất gây ô nhiễm nước nào phổ biến nhất?

Trả lời: Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đặt ra các tiêu chuẩn và quy định về sự hiện diện và số lượng của hơn 90 chất gây ô nhiễm khác nhau trong nước uống của người dân tại công cộng, bao gồm các loài vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Salmonella và Cryptosporidium. Người dân có thể tìm thấy thêm thông tin về các chất gây ô nhiễm cụ thể và mức ô nhiễm tối đa trên trang web của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ

 

Câu hỏi 26. Trong nước phục vụ sinh hoạt hằng ngày, những loại vi trùng hoặc hóa chất nào nên kiểm tra thường xuyên?

Trả lời: Một số chỉ số chất lượng nước (WQI) và các chất gây ô nhiễm cần được kiểm tra trong nước giếng được liệt kê dưới đây. Xét nghiệm WQI là xét nghiệm đo sự hiện diện và số lượng của một số vi trùng trong nước. Chỉ số chất lượng nước: Tổng số Coliforms Coliforms trong phân / Escherichia coli (E. coli) độ pH Chất gây ô nhiễm: Nitrat Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) Các loại vi trùng hoặc hóa chất độc hại khác mà bạn nên kiểm tra sẽ tùy thuộc vào vị trí đặt giếng trong khuôn viên nhà bạn, bạn sống ở địa phương nào và sống ở thành thị hay nông thôn. Các xét nghiệm này có thể bao gồm xét nghiệm chì, asen, thủy ngân, radium, atrazine và các loại thuốc trừ sâu khác.

Trên đây là một số câu hỏi và giải đáp về xử lý nước thải. Mong rằng, những chia sẻ ngắn gọn phía trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nước thải và cách xử lý nước thải.

 

 

>> LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ( ĐTM ) yes

 

>> LẬP GIẤY PHÉP XẢ THẢI yes

 

>> LẬP GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC NGẦM yes

 

>> BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG yes

 

>> KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG yes

 

>> CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỂN HÌNH yes

 

>> CÁC SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CỦA PHÚ TIẾN yes

 


Để được tư vấn về môi trường, dịch vụ xử lý môi trường, xử lý nước thải. Quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Môi trường Phú Tiến

Website: https://dichvumoitruongbinhduong.com   Email: mtphutien@gmail.com

 Hotline0348 49 51 52

 

 

Xử lý nước thải, Vận hành hệ thống xử lý nước thải, Đã hoàn thành hàng trăm công trình

Công Ty TNHH Môi Trường Phú Tiến

Trụ Sở Chính

Lô K48 - Căn 85, Đường NK14A, Khu dân cư Mỹ Phước 3, Phường Thới Hoà, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương

MST: 3702857182

Website: https://dichvumoitruongbinhduong.com

E-mail: mtphutien@gmail.com

Tel: 0348 495152 - Ms. Quyên

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

he thong xu ly nuoc thai, hệ thống xử lý nước thải, xử lý nước thải, tư vấn môi trường, công ty tư vấn môi trường, hồ sơ môi trường,

03 48 49 51 5202743 555253

Hotline: 03 48 49 51 52